278 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

Ánh sáng trong kiến trúc nội thất

Đăng bởi | 28/02/2019

Chiếu sáng trong kiến trúc – nội thất

Ánh sáng và chiếu sáng là một phần rất quan trọng của công trình kiến trúc. Bên cạnh việc đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, hệ thống chiếu sáng tốt sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình và ngược lại. Nếu được nghiên cứu kỹ, một hệ thống chiếu sáng có thể đạt tới tầm nghệ thuật, gây được hiệu quả thị giác và cảm xúc – ngay cả đối với một công trình nhỏ như nhà ở. Trong thiết kế xây dựng nhà ở hiện nay, rất hiếm công trình có hệ thống chiếu sáng đạt tới tầm nghệ thuật, nhưng chất lượng tốt cũng không phải là ít. Đã qua cái thời “chiếu sáng” chỉ là lắp cái bóng đèn. Chiếu sáng bây giờ đòi hỏi cao hơn nhiều về thiết kế và kinh phí. Chất lượng không gian kiến trúc và nội thất được nâng cao, cùng với sự đa dạng phong phú của các chủng loại đèn là những yếu tố tác động lẫn nhau để chiếu sáng không dừng lại ở yếu tố công năng sử dụng, mà còn mang giá trị thẩm mỹ.Chiếu sáng trong kiến trúc – nội thất có nhiều dạng, nếu xét theo tính chất của ánh sáng, ta cần quan tâm đến chiếu sáng trực tiếp (direct light) và chiếu sáng gián tiếp(in direct light).

Ánh sáng trực tiếp là gì?

Ánh sáng trực tiếp (ánh sáng thẳng – direct light): là ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng (đèn) đến môi trường, chủ thể cần chiếu sáng. Ánh sáng trực tiếp có cường độ mạnh, tạo nên bóng đổ rõ sắc nét. Trong công trình kiến trúc, ánh sáng đi qua cửa kính trong suốt cũng được coi là ánh sáng trực tiếp.

Nguồn sáng trực tiếp thường được tạo ra, xuất phát từ các loại đèn trần, đèn tường. Kiểu chiếu sáng này phổ biến và tương đối hiệu quả về công năng. Tuy nhiên, chiếu sáng trực tiếp cũng có nhược điểm là gây nhàm chán, thiếu cảm xúc

Ánh sáng gián tiếp là gì?

Ánh sáng gián tiếp (indirect light) hay còn gọi là ánh sáng phân tán (diffuse light): là ánh sáng được khuếch tán qua một môi trường khác như đám mây, tấm rèm. Một loại khác của ánh sáng gián tiếp là ánh sáng phản chiếu (bounce light): là loại ánh sáng được chiếu vào bề mặt rồi phản chiếu đến chủ thể. Sự phản chiếu bề mặt này có thể xảy ra nhiều lần trên các bề mặt khác nhau. Ánh sáng gián tiếp đều và dịu, thường không rõ bóng đổ.

Chiếu sáng gián tiếp thường được kết hợp để bổ sung cho chiếu sáng trực tiếp, làm ánh sáng trong không gian sinh động hơn. Ánh sáng gián tiếp có thể vẫn được tạo ra từ các loại đèn được che nguồn phát sáng, hay từ các ô, các khe trần – tường hắt ra và phản xạ. Cách làm này thường được kết hợp cùng giải pháp nội thất khác. Ánh sáng gián tiếp dịu nhẹ, tạo được hiệu quả thẩm mỹ, không gây chói cho người sinh hoạt trong không gian đó.

Mô hình chiếu sáng Gián Tiếp

Mô hình chiếu sáng Gián Tiếp

Chiếu sáng gián tiếp có thể cung cấp hầu hết ánh sáng chung hay còn gọi là ánh sáng xung quanh cho không gian. Dù vậy, vai trò chính của chúng vẫn là trang trí. Một nhược điểm của kiến trúc hiện đại đó là nhiều công trình mang đến cảm giác nặng nề và cồng kềnh. Nếu sử dụng áng sáng trực tiếp cho những không gian này, sẽ không khỏi cảm thấy áp lực, bí bách. Trong khi đó ánh sáng gián tiếp đem đến hiệu ứng mềm mại, nhẹ nhàng cho không gian, đồng thời nó cũng tạo cảm giác không gian như rộng hơn.

Ánh sáng gián tiếp cũng có thể đáp ứng được kiểu ánh sáng chung (ánh sáng xung quanh) giúp cân bằng không gian. Hầu hết mọi người đều có cái nhìn tích cực với ánh sáng gián tiếp. Đặc biệt khi sử dụng để chiếu sáng tính độc đáo của kiến trúc căn nhà, căn phòng thì nó càng gần với một tuyên bố thẩm mỹ bằng ánh sáng. Hiện nay đèn led có khả năng chiếu sáng nhiều màu khác nhau (xanh dương, vàng, cam, xanh lá, đỏ…) đây là thế mạnh giúp việc thiết kế ánh sáng gián tiếp đẹp hơn, nghệ thuật hơn.

Hình ảnh căn phòng sử dụng chủ yếu là ánh sáng gián tiếp là ánh sáng phản chiếu

Hình ảnh căn phòng sử dụng chủ yếu là ánh sáng gián tiếp là ánh sáng phản  chiếu

Ánh sáng gián tiếp thường đem lại cảm giác nhẹ nhàng ấm áp cho bất kỳ kiến trúc nào. Chúng được bố trí trên trần nhà, tường, gầm cầu thang, gầm kệ tủ, kệ tivi… Trong đó ánh sáng phản chiếu từ trên trần nhà được đánh giá cao hơn cả vì cung cấp ánh sáng đều và dễ chịu cho toàn bộ căn phòng.

Ánh sáng gián tiếp từ hệ thống đèn LED chân cầu thang

Ánh sáng gián tiếp từ hệ thống đèn LED chân cầu thang

Lắp đặt đèn LED ở chân cầu thang là 1 cách sử dụng ánh sáng gián tiếp cực kỳ hiệu quả, buổi đêm khi bạn cần đi lại thì ánh sáng từ những chiếc đèn bé xíu này sẽ không làm bạn chói mắt, giúp bạn không bị bước hụt chân. Hơn nữa chúng còn giúp ngôi nhà của bạn hút sinh khí, đón tài lộc theo luật phong thủy.

Ngoài ra với đèn LED chân cầu thang của Edenki cũng sẽ là 1 lựa chọn cực kỳ tốt để sử dụng ánh sáng gián tiếp cho  chiếc cầu thang của bạn, đèn thuộc dòng EE Series của Edenki, được thiết kế với 2 màu trắng và vàng và có kích cỡ 86mm x 86mm, vì là đèn LED nên độ tiết kiệm điện năng cực cao mà vẫn cấp đủ ánh sáng. Khi lắp đặt đèn nằm âm tường tạo độ thẩm mỹ cao, là điểm phá cách và tạo điểm nhấn trong không gian ngôi nhà của bạn.

Đèn LED chân cầu thang Edenki

Đèn LED chân cầu thang Edenki

Đèn LED chân cầu thang Edenki

Đèn LED chân cầu thang

Hay như hình dưới là 1 công dụng khác của đèn LED trang trí chân cầu thang khi được lắp đặt ngay Tab đầu giường ngủ, ánh sáng hắt ra rất nhẹ, chỉ đủ để soi sáng 1 vùng nhỏ của sàn nhà để khi bước từ trên giường xuống k sợ vấp ngã cũng như không gây hiện tượng chói mắt khi mới ngủ dậy hay khi dậy vào giữa đêm, diện tích được tiết kiệm hơn nếu so sánh với sử dụng đèn trùm ngủ để bàn.

Đèn LED trang trí chân cầu thang được sử dụng ở Tab đầu giường

Đèn LED trang trí chân cầu thang được sử dụng ở Tab đầu giường

Đèn LED trang trí chân cầu thang được sử dụng ở Tab đầu giường

Đèn LED trang trí chân cầu thang được sử dụng ở Tab đầu giường

Hi vọng bài viết này sẽ làm bạn hiểu rõ hơn về sự quan trọng của ánh sáng trong thiết kế, kiến trúc – nội thất cũng như hiểu rõ hơn về ánh sáng gián tiếp để có thể tự mình nhận xét về ánh sáng trong căn phòng, căn nhà của bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn bổ sung thêm cho bài viết thì hãy bình luận ngay bên dưới để Edenki được biết.

.